Sự khác biệt giữa thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới và thương mại điện tử trong nước
Bởi vì người bán và người mua không ở cùng một quốc gia, thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới và thương mại điện tử trong nước có một số điểm khác biệt:
1. Cần hợp tác với các Marketplace thương mại điện tử mang tính toàn cầu
Bởi vì người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có ngôn ngữ,văn hóa, xu hướng tiêu dùng, thói quen tiêu dùng v.v. khác nhau, ví dụ, một số quốc gia thích sản phẩm tiết kiệm chi phí, một số thích sản phẩm bền đep, một số lại thích sản phẩm thời thượng. Các nhóm sản phẩm được ưa chuộng cũng khác nhau, ở một số quốc gia, đồ gia dụng bán rất chạy, ở một số quốc gia khác, quần áo và phụ kiện lại được yêu thích nhất.
Chú ý: Tìm hiểu thị trường địa phương là bước đầu tiên để kinh doanh thành công. Do đó, người kinh doanh thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới thường chọn hợp tác với các Marketplace thương mại điện tử như Amazon. Thông thường các Marketplace thương mại điện tử này đã kinh doanh tại địa phương nhiều năm, tích lũy được danh tiếng thương hiệu tốt, cũng như sỡ hữu nhóm người tiêu dùng (khách hàng) lớn.
2. Cần thực hiện phân phối đơn hàng thông qua hoàn thiện đơn hàng xuyên quốc gia để hoàn thành giao dịch
Ví dụ: một người tiêu dùng Hoa Kỳ mua một sản phẩm của người bán ở Việt Nam trên Amazon, người bán Việt Nam phải cân bằng giữa chi phí giao hàng và trải nghiệm của người tiêu dùng, sử dụng phương thức thích hợp để giao hàng đến tay người tiêu dùng. Đối với những sản phẩm giá thành cao và kích thước nhỏ, người bán có thể gửi hàng trực tiếp cho khách hàng qua chuyển phát nhanh quốc tế. Nhưng đối với những mặt hàng giá rẻ, thể tích lớn thì việc gửi chuyển phát nhanh quốc tế này chắc chắn không phù hợp.
Trong trường hợp này, người bán có thể gửi trước một lô sản phẩm (ví dụ-5.000 cốc) đến kho hàng ở Hoa Kỳ, sau khi đợi người tiêu dùng đặt hàng, người bán có thể trực tiếp giao hàng cho họ từ kho ở Mỹ. Bằng cách này, chi phí vận chuyển chia đều cho từng chiếc cốc sẽ rẻ hơn khá nhiều; từ góc nhìn của người tiêu dùng, tốc độ nhận hàng cũng nhanh chóng - khách hàng và người bán đều vui.
Lời khuyên:
Nhưng để làm được điều này, cần có dịch vụ hoàn thiện đơn hàng xuyên quốc gia chuyên nghiệp hỗ trợ người bán vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài, hoàn thành các công việc chuyên môn như khai báo hải quan. Hơn nữa, người bán cần lập kế hoạch hợp lý, bởi vì giả sử: thị trường Mỹ chỉ bán được 500 chiếc cốc trong nửa năm, nhưng người bán đã gửi 5.000 chiếc cốc sang tiêu thụ, vậy họ sẽ có thể phải bỏ ra không chỉ là chi phí lưu kho cao: nếu như không bán hết cốc, chi phí vận chuyển về nước cũng rất cao.
3. Cần xử lý khoản thanh thoán với đơn vị tiền tệ khác nhau
Hiện tại, các Marketplace thương mại điện tử trong nước chủ yếu thanh toán trực tiếp qua website, ví dụ các ví điện tử thông dụng tại Việt Nam… để thanh toán trực tuyến. Vì người tiêu dùng chủ yếu là công dân Việt Nam và đơn vị tiền tệ thanh toán là Việt Nam đồng, người bán không cần phải xử lý chuyển đổi tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan khác liên quan đến thanh toán xuyên quốc gia.
Hơn nữa, người tiêu dùng nước ngoài trên các Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới thường thanh toán bằng nội tệ (như USD, Yên Nhật, Euro, v.v.) , vì vậy người bán phải khi thanh toán cần cân nhắc: quy đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái tương ứng và các vấn đề liên quan đến hợp quy tài chính xuyên quốc gia.
Lời khuyên: Một giải pháp thuận tiện hơn là đề xuất các dịch vụ thanh toán xuyên quốc gia chuyên nghiệp. Dịch vụ này có thể giúp người bán sử dụng trực tiếp tài khoản ngân hàng ở Việt Nam và thanh toán toàn cầu bằng Việt Nam đồng; nếu người bán cũng có các Marketplace ở nước ngoài và có tài khoản ngân hàng địa phương hợp lệ, họ có thể trực tiếp sử dụng tài khoản đó để nhận tiền.
4. Thu thuế tương đối phức tạp
Mọi người đều biết rằng mọi giao dịch kinh doanh đều cần phải nộp các loại thuế tương ứng. Vậy đối với thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới: cần nộp những loại thuế nào? Nộp cho ai và nộp bao nhiêu?
Đầu tiên, kinh doanh thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới phải nộp thuế. Thuế quan là khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài (nói chính xác là xuất sang các “khu vực hải quan” khác, xem phụ lục của chương này để biết khu vực hải quan là gì), thì nước ngoài sẽ thu thuế hàng hóa đó và thuế suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tố như quốc gia xuất khẩu, tính chất hàng hóa, chính sách thương mại. Tiếp theo là các loại thuế khác do từng quốc gia (khu vực hải quan tương ứng) quy định.
Ví dụ: chính phủ EU sẽ tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với người bán thương mại điện tử. Chỉ cần doanh số vượt quá hạn mức miễn thuế sẽ phải nộp thuế và chính sách thuế trong hai năm qua có xu hướng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Một ví dụ khác: Hoa Kỳ cũng thu một loạt các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu dùng. Trong các loại thuế này, một số do người bán chịu và một số do người tiêu dùng tự chịu. Người bán cần dựa theo tình hình bản thân, sử dụng phương thức khai thuế chính xác hơn.
Lời khuyên: Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới có vẻ phức tạp hơn thương mại điện tử truyền thống, nhưng trên thực tế, những vấn đề nhỏ nhặt này có thể được giải quyết nhờ các Marketplace xuất khẩu xuyên biên giới hoặc các đối tác dịch vụ kèm theo chuyên nghiệp. Amazon, sàn thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới hàng đầu, cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ liên quan, bao gồm thuế, hoàn thiện đơn hàng, xây dựng thương hiệu, quảng bá tiếp thị và nhận tiền, có thể hỗ trợ người bán tập trung hơn vào những phương diện họ làm tốt nhất, từ đó nhận được nhiều lợi ích hơn.
Sự khác biệt giữa thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới và ngoại thương truyền thống
Với sự gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động ngoại thương truyền thống, ngày càng có nhiều công ty trong lĩnh vực này bắt đầu tìm kiếm các mô hình tăng trưởng kinh doanh mới.
Một số doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn chuyển từ xuất khẩu thành tiêu thụ nội địa nên phải cải tiến và thiết kế lại mẫu mã sản phẩm. Ví dụ, thay đổi bộ đổi nguồn đối với các sản phẩm điện tử sử dụng trong nước. Những thiết kế cải tiến này đồng nghĩa với lượng công việc tăng lên.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác lại chọn chuyển sang thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, giao dịch vừa thuận tiện nhanh chóng, vừa đạt được doanh thu tốt. Đó chính là vì con đường thông qua nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài thực chất là như nhau, sản phẩm không cần phải thay đổi nhiều. Thứ hai, vì có thể tận dụng chứng nhận chất lượng sản phẩm, các sản phẩm xuất khẩu thông qua hoạt động ngoại thương truyền thống cũng có thể áp dụng cho thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới. Cuối cùng, lời bình luận tốt từ người tiêu dùng hay doanh thu mà hoạt động ngoại thương truyền thống nhận được thông qua thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ban đầu.
Phát biểu cá nhân: Tại sao thế hệ thứ hai của doanh nghiệp ngoại thương này lại chọn thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới?
" Từ những năm 1990, thế hệ thứ hai của xưởng sản xuất gia đình ông Don hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đến nay đã phát triển thành mô hình kinh doanh hoàn chỉnh và có doanh thu ổn định. Nhưng anh ấy tin rằng, “Sinh trong hoạn nạn, chết trong an lạc". Sự chuyển dịch của chuỗi công nghiệp toàn cầu là một xu hướng lớn, các nhà máy nên chuẩn bị trước.”
Vì vậy, Don bắt đầu mở rộng kinh doanh và tự hỏi: Liệu mức trần cho hoạt động kinh doanh mới có đủ cao không? Doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển lâu dài không? Sau nhiều lần khảo sát, cuối cùng anh đã chọn Amazon và thành lập đội ngũ của riêng mình “Chuyển đổi nhà máy sản xuất sang xuất khẩu thương mại điện tử thực chất là mở rộng của hoạt động kinh doanh ban đầu”.
Don phân tích: "Hằng số là khách hàng-người tiêu dùng ở nước ngoài, lựa chọn sản phẩm-hiểu biết về sản phẩm và kinh nghiệm nhiều năm hợp tác đối ngoại, thay đổi là mô hình lợi nhuận-đa dạng hoá nghiệp vụ, mô hình định giá-tự chủ quyền định giá."
Sau nhiều năm phát triển, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới của nhà máy Don đã có thể sánh ngang với hoạt động kinh doanh ban đầu. Điều khiến Don vui mừng là công việc kinh doanh mới không chỉ giúp tăng doanh thu.
Thông qua tiếp xúc với khách hàng trong thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, Don nhanh chóng tích lũy được lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ và hiểu rõ hơn nhu cầu sản phẩm của họ, thêm lợi thế từ sở hữu nhà máy sản xuất trực tiếp, sản phẩm của họ được khách hàng đánh giá cao " chất lượng tốt và giá siêu tiết kiệm ", được Amazon xếp hạng Best Seller quanh năm.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về sự khác biệt giữa hoạt động ngoại thương truyền thống và mô hình thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, sau khi đọc xong bạn sẽ có thể hiểu cặn kẽ hơn: Tại sao ngày càng nhiều công ty ngoại thương truyền thống bắt đầu triển khai nghiệp vụ này?
Mô hình ngoại thương mang ý nghĩa truyền thống:
Đầu tiên chúng ta hãy xem xét cách thức hoạt động ngoại thương truyền thống. Sau đó, tìm hiểu những lợi thế cụ thể của thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới so với hoạt động ngoại thương truyền thống.
Hoạt động ngoại thương truyền thống nói thì đơn giản, nhưng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài thực tế cần nhiều bước, nối tiếp nhau và các phân loại công ty đóng vai trò khác nhau trong từng mắt xích, rất ít công ty có thể tự mình hoàn thành các bước của hoạt động này từ đầu đến cuối, vì vậy "làm ngoại thương" thường chỉ là một nghiệp vụ từ một khâu trong chuỗi hoạt động ngoại thương.
Các vai trò thường gặp trong giao dịch ngoại thương như sau:
Chúng tôi thường gọi là nhà máy sản xuất hoặc "nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM)".
Hiện tại ở Việt Nam có một lượng lớn các nhà máy tương tự, có năng lực sản xuất, thậm chí có khả năng thiết kế nhất định, nhưng chưa có thương hiệu riêng. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất thay cho các thương hiệu khác: ngoài sản xuất thay cho các thương hiệu trong nước, một số nhà máy chủ yếu nhận đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, họ đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng của hoạt động ngoại thương.
Bên sở hữu thương hiệu là những doanh nghiệp có thương hiệu riêng.
Khi thị trường trong nước ngày càng trở nên bão hòa, càng nhiều thương hiệu Việt Nam cố gắng kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu của mình ra nước ngoài. Một số doanh nghiệp có nhà máy riêng và một số không có. So với nhà sản xuất thiết bị gốc, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu càng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, họ sẽ đưa ra các yêu cầu về sản phẩm với nhà máy sản xuất, không ngừng cải tiến sản phẩm dựa trên phản hồi của người tiêu dùng.
Bên xuất khẩu / Bên giao dịch
Các bên xuất khẩu, còn được gọi là bên giao dịch, đóng một vai trò then chốt trong hoạt động ngoại thương truyền thống.
Thông qua đó, kết nối các bên sản xuất và bên sở hữu thương hiệu tại Việt Nam tới các khách hàng ở nước ngoài. Nếu không có họ, khi một bên sản xuất Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài, họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề thực tế, bao gồm: lựa chọn quốc gia nhập khẩu thương mại, sản phẩm hợp pháp, ngôn ngữ và kiến thức chuyên môn liên quan tới quốc gia nhập khẩu thương mại.
Giống như xuất khẩu, nhập khẩu cũng là một công việc chuyên môn cao. Các bên nhập khẩu chuyên nghiệp thường có mối quan hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và thậm chí quen thuộc với các nhà máy, có thể nhanh chóng giúp khách hàng ở nước ngoài tìm được “hàng” phù hợp.
Cả bên bán buôn và bên bán lẻ đề cập ở phần sau đều liên quan đến vấn đề phân chia gọi là “kênh bán lẻ”.
Bên bán buôn sẽ mua hàng với số lượng lớn từ các bên sở hữu thương hiệu, sau đó sẽ chia nhỏ và cung cấp cho các kênh bán hàng khác nhau trên thị trường. Trong quá trình kinh doanh thực tế, dưới bên bán buôn có thể còn có nhiều đại lý bán buôn con. Nói chung, một quốc gia có diện tích địa lý càng lớn thì các bên bán buôn sẽ phân càng nhiều cấp bậc.
Bên nhà bán lẻ có thể được hiểu là các kênh cuối cùng bán hàng hóa cho người tiêu dùng, ví dụ các siêu thị và cửa hàng tiện lợi nói trên, bao gồm cả một số marketplace thương mại điện tử. Bởi vì các bên bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, họ biết sản phẩm nào bán chạy và sản phẩm nào không bán chạy. Thậm chí loại sản phẩm nào sẽ có thị hiếu tốt trên thị trường trong tương lai.
Chính là người cuối cùng mua sản phẩm. Người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau, do sự khác biệt về văn hóa, địa lý và mức độ phát triển kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến sở thích mua hàng khác nhau của họ. Khi bán hàng cho họ, đương nhiên chúng ta cần cân nhắc việc “bán theo sở thích”. Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp sẽ tìm đến các kênh bán lẻ để mua sắm với danh nghĩa công ty, lúc này khách hàng doanh nghiệp cũng là một kiểu “người tiêu dùng” đặc biệt.
Đã hiểu các vai trò chính trong hoạt động ngoại thương truyền thống, ta cần xem chuỗi này hoạt động như thế nào
Sau khi có nhu cầu từ người tiêu dùng thì tìm kiếm hàng hóa. Trong trường hợp này, chuỗi ngoại thương truyền thống luôn được bên bán buôn hoặc bán lẻ ở nước ngoài thúc đẩy. Do các bên bán buôn và bán lẻ do hiểu được sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng bản địa nên họ đưa ra nhu cầu với các bên nhập khẩu trong nước. Bên nhập khẩu dựa theo nhu cầu để tìm kiếm bên xuất khẩu tương đối quen thuộc với nhu cầu về sản phẩm này ở Việt Nam; bên xuất khẩu Việt Nam chuyển sang tìm kiếm thương hiệu của Việt Nam hoặc nhà máy sản xuất, nếu sẵn hàng sẽ có thể tiến hành mua trực tiếp.
Nhờ sự thúc đẩy của bên xuất khẩu Việt Nam hoặc chủ thương hiệu, họ sẽ chủ động tìm bên nhập khẩu ở nước ngoài, sau đó quảng bá sản phẩm của mình.
Quy trình vận hành thực tế lại càng phức tạp hơn, ví dụ một thương hiệu nước ngoài có thể trực tiếp tìm một nhà máy Việt Nam để sản xuất thay. Các bên xuất khẩu Việt Nam sẽ không ngồi chờ đơn hàng mà chủ động tìm đến các bên nhập khẩu nước ngoài hoặc thậm chí các kênh bán hàng để trao đổi xem có cơ hội giao thương hay không và bên sản xuất cũng như vậy.
Những vấn đề và thách thức mà mô hình ngoại thương truyền thống đang đối mặt:
Giao dịch ngoại thương truyền thống là một mô hình giao dịch theo chuỗi. Nói cách khác, một thực thể nhất định trong mắt xích của chuỗi, thường chỉ có thể xử lý ở thượng nguồn hoặc hạ nguồn của mắt xích, mà mô hình này đã vận hành trên toàn cầu trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời đại toàn cầu hóa, mô hình chuỗi giao dịch ngoại thương truyền thống đã dần bộc lộ nhiều vấn đề. Ví dụ:
Có quá nhiều khâu trung gian trong ngoại thương truyền thống và mỗi khâu đều phải có mục tiêu lợi ích riêng. Xu hướng bán lẻ toàn cầu ấy là người tiêu dùng ngày càng muốn mua các sản phẩm tiết kiệm chi phí, do đó mức giá đặt ra cho sản phẩm rất hạn chế.
Do hầu hết các bên sản xuất ở Việt Nam thường chỉ tiếp cận được với các bên xuất khẩu, không thể tiếp xúc trực tiếp với bên bán lẻ và người tiêu dùng ở nước ngoài, nên các bên sản xuất, bên sở hữu thương hiệu và thậm chí cả công ty xuất khẩu Việt Nam sẽ khó dự đoán được người tiêu dùng ở nước ngoài thích sản phẩm như thế nào? Thị trường của nước nhập khẩu tương ứng sẽ đón nhận loại sản phẩm nào hơn? Việc thiếu quyền lên tiếng trong quá trình mua sắm của người tiêu dùng, cuối cùng sẽ dẫn đến thu hẹp lợi nhuận từng khâu của phía xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù có nhiều bên tham gia vào các giao dịch ngoại thương truyền thống, nhưng không có nền tảng chia sẻ thực sự để trao đổi thông tin và điều phối công việc trong tất cả các khâu của giao dịch. Một khi xuất hiện vấn đề như xử lý sau khi bán sẽ khó tránh khỏi tình trạng hiệu quả giảm sút.
Lợi thế hàng đầu của thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới:
Marketplace TMĐT xuất khẩu xuyên biên giới
Từ sơ đồ trên, bạn sẽ thấy rằng so với các giao dịch ngoại thương truyền thống, thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới đã nâng cấp về bản chất ở các phương diện sau:
Các Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới làm giảm các khâu trung gian của giao dịch và tăng khoảng lợi nhuận cho người bán. Nếu không có hai vai trò của bên nhập khẩu và bên bán buôn nước ngoài trong mô hình ngoại thương truyền thống, chuỗi giao dịch sẽ rút ngắn và lợi nhuận phân bổ cho mỗi vai trò sẽ tăng lên.
Người bán có thể theo dõi tình hình bán hàng hóa kịp thời trên Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới. Bằng cách cung cấp thông tin giao dịch mới nhất, kịp thời và rõ ràng, các Marketplace này trao cho người bán khả năng nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch mua hàng hoặc kế hoạch sản xuất.
Ví dụ, sản xuất nhiều hơn các sản phẩm bán chạy, tạo ra sản phẩm bùng nổ: sản xuất ít các sản phẩm bán chậm, giảm lượng lưu kho.
Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới cũng có thể trao quyền cho người bán trong việc thiết kế và cải tiến hàng hóa.
Sản phẩm địa phương có thể không phù hợp ở nước ngoài. Trong mô hình ngoại thương truyền thống, người bán hàng trong nước chỉ có thể cải tiến mẫu mã sản phẩm dựa trên ý kiến của đối tác nước ngoài, do thông tin kém nên khó rõ lý do tại sao sản phẩm bán không chạy.
Giờ đây với Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, người bán hàng Việt Nam có thể đọc được đánh giá của người tiêu dùng bất cứ lúc nào. Người bán nhắm đúng mục tiêu và họ sẽ sớm nhận được đánh giá tích cực từ người tiêu dùng và thậm chí là tự tuyên truyền.
Các marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới cũng có thể trao quyền cho người bán ở các lĩnh vực dịch vụ khác. Ví dụ: Amazon cung cấp cho người bán Việt Nam dịch vụ hoàn thiện đơn hàng và phân phối nước ngoài tương ứng, hỗ trợ thuế và thậm chí cung cấp cho người bán dịch vụ phiên dịch thông tin hàng hóa theo ngôn ngữ chỉ định, đơn giản hóa quy trình giao dịch.
Tóm tắt so sánh giữa thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới và ngoại thương truyền thống:
Điểm giống nhau của chúng, về bản chất đều là bán hàng Việt Nam ra nước ngoài. Sự khác biệt là mặc dù tất cả đều bán hàng ở nước ngoài, nhưng nhờ sự trao quyền cho các Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên quốc gia, hiệu quả của từng khâu trong giao dịch đã được nâng cao đáng kể, cuối cùng sự thay đổi số lượng kéo theo sự tăng vọt về chất lượng. Vì vậy, thương mại điện tử xuất khẩu qua biên giới được coi là hình thức thương mại của thời đại tương lai!
Tiếp cận trực tiếp một lượng lớn khách hàng
Không có công ty trung gian kiếm lời
Nắm bắt rõ phản hồi của người tiêu dùng
Thanh toán nhanh chóng, ổn định hơn
Ngoại thương truyền thống
Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên quốc gia
Nhiều khâu giao dịch, lợi nhuận thấp
Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, lợi nhuận cao
Không hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, mẫu mã sản phẩm khó phù hợp với nhu cầu
Tiếp cận người tiêu dùng, thiết kế sản phẩm đúng mục tiêu và duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài
Quy trình không minh bạch và có nhiều yếu tố không kiểm soát được
Hoạt động kinh doanh trực tiếp thông qua marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới với thông tin minh bạch và kịp thời, kiểm soát kinh doanh trong tay
Tại sao bạn muốn kinh doanh thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới
Sự bùng phát bất ngờ của đại dịch toàn cầu COVID-19 vào năm 2020 đã thúc đẩy xu hướng mua sắm toàn cầu của ngành bán lẻ tiêu dùng, đẩy mạnh thương mại điện tử hóa.
Mua sắm trực tuyến sẽ trở thành trạng thái bình thường mới của người tiêu dùng ở nước ngoài, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ về không gian cho ngành thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới. Lấy Bắc Mỹ làm ví dụ, tính đến ngày 21 tháng 4 năm 2020, đơn đặt hàng thương mại điện tử tại đây đã tăng 129% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần một nửa (43,2%) số người được hỏi cho biết họ sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Xét về nhóm tuổi, 48,4% thế hệ Y cho biết họ sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến mạnh mẽ hơn, trong khi đó, có tới 35,8% người ở độ tuổi "truyền thống" là 55 - 74 tuổi thể hiện rằng họ sẽ tham gia vào hàng ngũ mua mua mua1 trực tuyến nhiều hơn.
Dịch bệnh thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng từ ngoại tuyến sang trực tuyến.
Trong thời kỳ dịch bệnh 32% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ đã chuyển từ mua sắm ngoại tuyến sang mua sắm trực tuyến
Nếu dịch vẫn tiếp tục 43% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn
Ngoài ra, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa Việt Nam, các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm kiếm không gian tăng trưởng mới. Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, với tư cách là hình thức thương mại chính trong thế hệ tiếp, có thể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào thị trường thương mại điện tử toàn cầu, chẳng hạn như thị trường tiêu dùng rộng lớn ở các quốc gia phát triển, lợi nhuận thị trường dự phòng tương đối cao ở các quốc gia đang phát triển, là một thị trường đại dương xanh điển hình.
Với sự trưởng thành dần dần của chuỗi ngành thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới, những khó khăn và ngưỡng cửa khi hoạt động thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới cũng giảm dần.
Một mặt, sự trưởng thành của chuỗi ngành được thể hiện qua các dịch vụ hỗ trợ ngày càng phong phú và thông minh của các Marketplace thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới. Ngày nay dịch vụ hoàn thiện đơn hàng toàn cầu của thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới đã vươn ra toàn thế giới. Cũng có càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ kho nước ngoài và hoàn thiện đơn hàng nội địa chuyên nghiệp.
Mặt khác, sự chuyên môn hóa về phân công của hệ sinh thái thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới ngày càng hoàn thiện hơn. Nhiều mắt xích trong chuỗi hoạt động ngoại thương đều có các công ty dịch vụ chuyên nghiệp.
1. Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới là một lối ra thị trường mới
Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, ngành dịch vụ và công nghiệp, gia công điện tử, dệt may, xây dựng cơ bản đã trở thành các ngành trụ cột trong nền kinh tế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu cũng chuyển đổi từ sản phẩm dệt may qua sản phẩm điện tử giá thành cao và cơ khí. Bởi sự chuyển dịch trong xuất khẩu, định hướng xuất khẩu ngành sản phẩm điện tử đã giúp nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đẩy mạnh thương mại xuất nhập khẩu, vậy nên Việt Nam đã từ một nước nhập khẩu lớn dần trở thành nước xuất siêu.
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD (tăng 7%), trong đó giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 77,08 tỷ USD (tăng 25,7% so với cùng kỳ), xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD (tăng gần 18% so với cùng kỳ), sang Nhật Bản đạt gần 19,3 tỷ USD, sang Hàn Quốc đạt 19 tỷ USD. Nhìn từ đối tác thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Á đạt 140,25 tỷ USD, tăng 3,4%. *
Do sự bùng nổ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, trong quý 1 năm 2020 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh 40%. Lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2021 sẽ có 42 triệu người dùng trực tuyến, giúp Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, mà quy mô trong năm 2025 sẽ tăng trưởng 43%. **
Nguồn:
* Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
** Nguồn số liệu: Báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek
2. Thị trường xuất khẩu lớn mạnh và ổn định
1) Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn mạnh và ổn định nhất của Việt Nam*.
Việt Nam xuất khẩu nhiều loại sản phẩm sang Hoa Kỳ, trong đó lượng hàng dệt may là nhiều nhất. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid, xuất khẩu có phần đi xuống (giảm 5,6%), nhưng vẫn đạt gần 14 tỷ USD, chiếm 46,9% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong cả năm của Việt Nam. Trong đó có nhiều loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu đều đạt trên 1 tỷ USD: thiết bị cơ khí, công cụ và linh phụ kiện (12,21 tỷ USD, tăng 141,5%), máy tính, sản phẩm điện tử và linh phụ kiện (10,39 tỷ USD, tăng 71,7%), các loại điện thoại và linh phụ kiện (8,79 tỷ USD, giảm 1,2%) v.v..
2) Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Châu Á và trên thế giới, đứng thứ hai là thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ.
Việt Nam có hai nhóm sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 10 tỷ USD, lần lượt là điện thoại và linh phụ kiện (12 tỷ USD), máy tính, sản phẩm điện tử và linh phụ kiện (11 tỷ USD), giá trị xuất khẩu các sản phẩm sợi, giày, đồ dùng gia dụng, sản phẩm nước, rau củ quả đều đạt trên 1 tỷ USD*.
3) Hàn Quốc, Nhật Bản cũng là đối tác thương mại truyền thống tại Châu Á với kim ngạch thương mại trị giá chục tỷ USD của Việt Nam.
Nguồn:
*Nguồn số liệu: Hải quan Việt Nam
3. Chính sách thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ
Sự xuất hiện của Gen Z sẽ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 5 năm tới.
Chính phủ Việt Nam nhận định rằng
thương mại điện tử vô cùng quan trọng trong giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Năm 2021, Bộ Công thương đã ưu tiên đẩy nhanh kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia chắc chắn, thực tế, hiệu quả (năm 2021-2025) do Bộ soạn thảo trình thủ tướng chính phủ ký, mục tiêu hoàn thiện hệ thống sinh thái phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, áp dụng các biện pháp đúng đắn thúc đẩy doanh nghiệp thương mại điện tử bước lên tầm cao mới, tích lũy và tăng cường thực hiện phát triển thương mại điện tử quốc gia vững mạnh.